04 bước đăng ký nhãn hiệu cho shop thời trang nhanh nhất 2022

You are currently viewing 04 bước đăng ký nhãn hiệu cho shop thời trang nhanh nhất 2022

Xã hội phát triển, chất lượng cuộc sống ngày một tăng lên, nhu cầu về cái đẹp, đặc biệt là thời trang ngày càng được ưa chuộng. Tuy nhiên, đi cùng với những cơ hội phát triển, những chủ doanh nghiệp, chủ shop thời trang ở Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức như việc cạnh tranh từ các đối thủ, một trong số đó là việc làm giả, làm nhái thương hiệu. Vì vậy, việc đăng ký nhãn hiệu ngay từ thời điểm bước chân vào thị trường kinh doanh thời trang là việc hết sức cần thiết. 

Các bước đăng ký nhãn hiệu hàng hóa sẽ được diễn ra theo một trình tự nhất định sau đây:

Bước 1: Xác định đối tượng và phạm vi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Một trong những việc cần làm đầu tiên trong quá trình đăng ký nhãn hiệu cho shop thời trang là việc phân nhóm hàng hóa, dịch vụ cần đăng ký.

Hiện tại, Việt Nam đang tiến hành cho phép đăng ký bảo hộ các nhãn hiệu dựa trên việc phân loại theo Bảng phân loại hàng hóa Nice. Tại Bảng phân loại này, các dịch vụ, sản phẩm được phân thành 45 nhóm khác nhau. Chủ đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ phải tiến hành phân nhóm các hàng hóa, dịch vụ của mình sao cho phù hợp.

Bước 2: Tra cứu sơ bộ về tình trạng của nhãn hiệu

Với một quy trình đăng ký bảo hộ, đây có lẽ là bước quan trọng nhất. Bạn cần phải tra cứu sơ bộ xem nhãn hiệu của mình có bị trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu khác đã được đăng ký bảo hộ hay không. Việc này ảnh hưởng lớn đến khả năng bảo hộ của nhãn hiệu sau này.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ

Các tài liệu đăng ký nhãn hiệu bao gồm:

Theo quy định của pháp luật SHTT hiện hành, để đăng ký nhãn hiệu cho shop thời trang, người nộp đơn cần chuẩn bị những tài liệu sau:

  • Mẫu nhãn hiệu với kích cỡ quy định;
  • Danh mục các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến shop quần áo đang cần đăng ký đã được phân nhóm;
  • Tờ khai nhãn hiệu theo mẫu quy định;
  • Văn bản ủy quyền trong trường hợp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu được nộp bởi đơn vị đại diện hoặc chủ đơn ủy quyền cho người khác nộp;
  • Các tài liệu thể hiện người nộp đơn đã nộp các loại phí, lệ phí theo quy định.

Việc chuẩn bị hồ sơ này rất quan trọng và yêu cầu người chuẩn bị phải có kiến thức nhất định về nhãn hiệu cũng như hiểu biết các quy định pháp luật về nó. Trường hợp nếu sai mẫu hoặc phân loại hàng hóa sai thì đơn đăng ký của bạn sẽ bị trả về. Việc bổ sung, sửa đổi và nộp lại sẽ kéo dài thời gian thẩm định đơn cũng như tốn thêm các khoản chi phí khác.

Bước 4: Nộp đơn và theo dõi quá trình thẩm định đơn

Sau khi chuẩn bị đầy đủ một bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu theo quy định bạn sẽ phải tiến hành nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ. Lúc này, hồ sơ sẽ được thẩm định về mặt hình thức lẫn nội dung. Kết quả của quá trình thẩm định một là sẽ được dự kiến cấp văn bằng bảo hộ hoặc là có thông báo đề nghị sửa đổi hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ. Quá trình thẩm định đơn này sẽ kéo dài ít nhất 12 tháng. Sau thời gian trên nếu hồ sơ của bạn hợp lệ thì Cục sở hữu trí tuệ sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho shop của bạn.