Cuộc chiến sở hữu trí tuệ của những nông dân nhỏ bé với gã khổng lồ PepsiCo

  • Post category:Tin tức

Vụ kiện thất bại hoàn toàn của hãng PepsiCo

Những câu chuyện xoay quanh sở hữu trí tuệ (SHTT) luôn tràn đầy thú vị, như vụ kiện thất bại hoàn toàn của hãng PepsiCo và sản phẩm khoai tây chiên Lays của mình tại Ấn Độ.

Vào tháng 4 năm 2019, một chi nhánh của tập đoàn PepsiCo khổng lồ đã kiện 9 nông dân Ấn Độ vì trồng giống khoai tây FC5 vốn được trồng chỉ để sản xuất dòng khoai tây chiên Lays nổi tiếng. Công ty đã cáo buộc những người nông dân xâm phạm quyền đối với sáng chế.

Tại sao những củ khoai tây này lại đặc biệt như vậy?

Là vì giống khoai tây FC5 chứa độ ẩm ít hơn đáng kể so với giống khoai tây thông thường.

Đội ngũ pháp lý của PepsiCo Ấn Độ đã có thể “nghiền nát” phe bị kiện trên tòa. Tuy nhiên, sau khi biết rằng những người nông dân phải bồi thường một số tiền khủng lên đến 142.840 USD, người đứng đầu PepsiCo và các văn phòng chi nhánh châu Á – Thái Bình Dương đã vào cuộc.

Sau buổi hòa giải, PepsiCo Ấn Độ đã chính thức rút đơn kiện với một thương lượng ngoài tòa.

Những người nông dân bị cấm trồng loại khoai tây được bảo hộ và phải tiêu hủy toàn bộ số khoai tây còn lại hoặc ký một thỏa thuận canh tác chung với PepsiCo Ấn Độ và bán số khoai tây hiện có cho công ty.

Luật không phải là một Đề xuất

Điều thực sự gây khó hiểu là việc tập đoàn PepsiCo đâm đơn kiện những người nông dân. Theo luật của Ấn Độ, các giống cây trồng thậm chí còn không được phép bảo hộ. Điều này đặt ra câu hỏi rằng tại sao không có bất kỳ luật nông nghiệp nào được ban hành. Thực ra có Đạo luật Bảo hộ Giống cây trồng và Quyền của Nông dân được ban hành năm 2001.

Tiến sĩ M.S. Swaminathan, một trong những người xây dựng dự thảo luật, đã đề cập đến chủ đề này rằng luật pháp đã nêu rõ ràng và rằng tiền bản quyền không có giá trị. Trong một thư điện tử gửi đến Mongabay-India, một trung tâm tin tức về môi trường và bảo tồn, ông cũng nói rằng “Đạo luật Bảo hộ Giống cây trồng và Quyền của nông dân là đạo luật đầu tiên trên thế giới trao quyền bình đẳng cho nông dân vì những đóng góp của họ cho công cuộc bảo tồn, cũng như cho các nhà chăn nuôi vì sự chuyển đổi vật chất di truyền thành một giống thương mại.”

PepsiCo tiếp tục đệ đơn kiện ngay cả khi hoàn toàn không có tư cách pháp nhân. Có thể là do ban đầu, nông nghiệp nằm ngoài phạm vi của luật SHTT. Tuy nhiên, khi PepsiCo khởi kiện, luật pháp lại rất rõ ràng trong lĩnh vực nông nghiệp.

Cuối cùng thì những người nông dân nhỏ bé đã chiến thắng. Điều này chỉ ra rằng luật SHTT nếu được triển khai và thực thi sẽ có sức ảnh hưởng to lớn.

Nguồn: NAJA Intellectual Property