Theo quy định tại Khoản 1 Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ phần quyền tác giả, quyền liên quan, đăng ký quyền tác giả là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nộp đơn và hồ sơ kèm theo cho Cục Bản quyền tác giả để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả.
Đăng ký quyền tác giả không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả. Việc đăng ký bảo hộ không phải là cơ sở xác lập quyền tác giả; tác phẩm dù có đăng ký hay không đăng ký quyền tác giả đều được hưởng sự bảo hộ như nhau. Tuy nhiên, việc đăng ký quyền tác giả lại cần thiết và rất có ý nghĩa trong việc bảo vệ quyền tác giả, đặc biệt trong việc chứng minh quyền tác giả khi có tranh chấp xảy ra.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ: quyền tác giả, quyền liên quan thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại. Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là bằng chứng mặc nhiên xác nhận tư cách và quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm đã đăng ký.
Nếu tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả không đăng ký quyền tác giả thì khi có tranh chấp xảy ra các chủ thể này phải có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả của mình đối với tác phẩm đó, tức phải tự mình cung cấp các tài liệu, chứng cứ để chứng minh quyền tác giả của mình đối với tác phẩm. Trong nhiều trường hợp việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả chứng minh quyền của mình là rất khó, thậm chí không thể chứng minh được mình là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm có tranh chấp.
Thủ tục đăng ký quyền tác giả không quá phức tạp và chi phí rất nhỏ so với lợi ích thiết thực mang lại. Vì vậy, khi sáng tạo ra tác phẩm, đặc biệt các tác phẩm sáng tạo, có giá trị thương mại và nhiều khả năng bị sử dụng trái phép, chiếm đoạt thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nên nhanh chóng thực hiện đăng ký quyền tác giả.
Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm do mình sáng tạo.
Quyền nhân thân gồm các quyền: Đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; công bố, phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm của mình; bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho phép người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Quyền tài sản bao gồm:
Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.
Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả (Điều 14 – Luật sở hữu trí tuệ)
Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
c) Tác phẩm báo chí;
d) Tác phẩm âm nhạc;
đ) Tác phẩm sân khấu;
e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
h) Tác phẩm nhiếp ảnh;
i) Tác phẩm kiến trúc;
k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;
l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
Tác phẩm được bảo hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
Chính phủ hướng dẫn cụ thể về các loại hình tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này.
Cục Bản quyền tác giả có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan căn cứ theo Khoản 1 Điều 35 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm: “Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả) có thẩm quyền cấp, cấp lại, đổi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 51 của Luật sở hữu trí tuệ”.
Các trường hợp được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ, “Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.”
Như vậy, quyền tác giả không phát sinh ngay từ khi tác giả hình thành ý tưởng sáng tác trong đầu, mà chỉ phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo, được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định và không cần đăng ký quyền tác giả để được bảo hộ quyền tác giả.
Việc xác định một tác phẩm đã được công bố hay chưa có ý nghĩa rất quan trọng:
Thứ nhất: việc xác định một tác phẩm đã được công bố có nghĩa xác định thời điểm công bố tác phẩm đó. Thời điểm này có ý nghĩa quan trọng, làm căn cứ tính thời hạn bảo hộ của tác phẩm.
Thứ hai: việc xác định tác phẩm đã được công bố xác định giới hạn lãnh thổ mà tác phẩm được bảo hộ bởi lẽ phạm vi bảo hộ quyền tác giả mang tính lãnh thổ
Thứ ba: việc xác định tác phẩm đã được công bố xác định giới hạn quyền tác giả và quyền liên quan. Giới hạn bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan chính là các trường hợp sử dụng tác phẩm không cần xin phép, không cần trả tiền nhuận bút, thù lao được quy định tại Điều 25 và Điều 32 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009, 2019. Chỉ những tác phẩm “đã được công bố” mới có thể được áp dụng hai điều luật nêu trên mà thôi.
Vấn đề này càng trở nên quan trọng đối với các tác phẩm tính thời hạn bảo hộ không theo nguyên tắc đời người, như tác phẩm điện ảnh, tác phẩm di cảo và tác phẩm không rõ tác giả hoặc tác phẩm khuyết danh, tác phẩm phát sóng.
Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả với các tác phẩm khuyết danh, tác phẩm còn thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả chết mà không có người thừa kế, hay từ chối thừa kế; chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước (theo điều 44, Luật sở hữu trí tuệ)
Trước tiên phải hiểu quyền tác giả theo quy định gồm quyền nhân thân (quy định tại Điều 19) và quyền tài sản (quy định tại điều 20). Khi một tác phẩm có nhiều tác giả cùng sáng tác, thì việc xác định quyền cho từng tác giả là dựa trên việc các đồng tác giả đã sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất, kỹ thuật của mình để cùng sáng tạo ra tác phẩm và họ có chung các quyền quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm đó.
Cụ thể, các đồng tác giả cùng được hưởng quyền nhân thân là quyền đứng tên, đặt tên, quyền công bố, quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm; Quyền tài sản như làm tác phẩm phái sinh, biểu diễn tác phẩm trước công chúng tại địa điểm công cộng, sao chép, phân phối tác phẩm, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm, truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác, quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính. Ngoài ra, các đồng tác giả được độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền tài sản theo quy định của pháp luật. Cá nhân, tổ chức khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao và các quyền lợi vật chất khác cho các đồng tác giả.
Theo quy định tại Điều 53 Luật Sở hữu trí tuệ năm thì hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan được quy định cụ thể như sau:
“1. Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Và theo quy định tại Điều 41 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP thì các loại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan do Hãng Bảo hộ quyền tác giả Việt Nam, Cơ quan Bảo hộ quyền tác giả Việt Nam, Cục Bản quyền tác giả, Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật cấp trước ngày Luật Sở hữu trí tuệ có hiệu lực vẫn tiếp tục được duy trì hiệu lực.
Theo quy định tại Điều 31 – Luật SHTT thì Tổ chức phát sóng có độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền sau đây:
Tổ chức phát sóng được hưởng quyền lợi vật chất khi chương trình phát sóng của mình được ghi âm, ghi hình, phân phối đến công chúng.
Các chương trình phát sóng không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao trong các trường hợp được quy định tại Điều 32 Luật SHTT như sau:
Vì vậy, khi sử dụng các quyền nêu trên, không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường của chương trình phát sóng và không gây phương hại đến quyền của tổ chức phát sóng.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 16, Khoản 4 Điều 17 Luật Sở hữu trí tuệ, tổ chức, cá nhân định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh được bảo hộ quyền liên quan: “3. Tổ chức, cá nhân định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác (sau đây gọi là nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình).”; “4. Cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá chỉ được bảo hộ theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này với điều kiện không gây phương hại đến quyền tác giả.”.
Cuộc biểu diễn trên sân khấu, trên đường phố hoặc bất kỳ nơi công cộng, sinh hoạt cộng đồng, có được bảo hộ quyền liên quan theo quy định tại Khoản 1, Khoản 4 Điều 17 Luật Sở hữu trí tuệ, cuộc biểu diễn được bảo hộ trong các trường hợp sau đây với điều kiện không gây phương hại đến quyền tác giả, quyền liên quan:
“a) Cuộc biểu diễn do công dân Việt Nam thực hiện tại Việt Nam hoặc nước ngoài;
đ) Cuộc biểu diễn được bảo hộ theo Điều ước Quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”
Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 và số 28/2017/NĐ-CP ngày 20/3/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều nghị định số 131/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan có mức xử phạt đối hành vi vi phạm quyền tác giả, theo Điều Quy định khung phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức:
Để việc bảo hộ quyền tác giả tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng có hiệu quả, bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật cho phù hợp với chuẩn mực quốc tế, điều kiện thực tiễn của Việt Nam, xử lý nghiêm hành vi vi phạm quyền tác giả. Quyền tác giả tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng được tôn trọng, người sáng tạo được nhận lợi ích tương xứng khi tác phẩm của họ được sử dụng sẽ là động lực kinh tế khiến tác giả sáng tạo ra nhiều tác phẩm hơn, có chất lượng cao hơn.
Công ước Berne là Công ước quốc tế về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật. Công ước này được ký kết ngày 9 tháng 9 năm 1886 tại Berne – Thủ đô Thụy Sĩ, lần đầu tiên thiết lập và bảo vệ quyền tác giả giữa các quốc gia có chủ quyền. Đây là công ước lâu đời nhất về bảo hộ quyền tác giả và đến nay công ước vẫn được các nước sử dụng. Công ước đã có 8 lần sửa đổi bổ sung vào các năm 1896, 1908, 1914, 1928, 1948, 1967, 1971, 1979. Công ước hiện hành là Công ước được sửa đổi ngày 24 tháng 7 năm 1971 tại Paris và bổ sung vào ngày 2 tháng 10 năm 1979. Công ước gồm 38 điều chính, 9 điều bổ sung và phụ lục gồm 6 điều.
Công ước Berne được hình thành sau các nỗ lực vận động của nhà văn Victor Hugo. Trước khi có công ước Berne, các quốc gia thường từ chối quyền tác giả của các tác phẩm ngoại quốc. Ví dụ, một tác phẩm xuất bản ở một quốc gia được bảo vệ quyền tác giả tại đó, nhưng lại có thể bị sao chép và xuất bản tự do không cần xin phép tại quốc gia khác.
Các quốc gia tuân thủ công ước Berne công nhận quyền tác giả của các tác phẩm xuất bản tại các quốc gia khác cùng tuân thủ công ước này. Bảo hộ quyền tác giả theo công ước Berne là tự động, không cần phải đăng ký. Ngoài ra, những quốc gia ký công ước Berne không được đặt ra các thủ tục hành chính đối với các tác giả trong việc hưởng quyền tác giả.
Thời gian bảo hộ được quy định trong Công ước Berne như sau:
Về nguyên tắc, thời hạn bảo hộ quyền tác giả do pháp luật quốc gia quy định, nhưng theo Công ước Berne thì thời hạn này là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả chết. Thời hạn này được tính từ thời điểm kết thúc năm mà tác giả qua đời. Tuy nhiên, đối với các tác phẩm điện ảnh, các quốc gia thành viên Liên hiệp có thể quy định chấm dứt thời hạn bảo hộ sau 50 năm, tính từ khi tác phẩm được công bố đến công chúng, với sự đồng ý của tác giả, hoặc nếu không có sự công bố như thế trong vòng 50 năm tính từ ngày thực hiện tác phẩm, thì thời hạn bảo hộ chấm dứt 50 năm sau khi tác phẩm được thực hiện.
Tuy nhiên, Công ước Berne quy định trong một số trường hợp, thời hạn bảo hộ không tính theo đời người. Ví dụ, đối với các tác phẩm nhiếp ảnh hay tác phẩm nghệ thuật ứng dụng coi như tác phẩm nghệ thuật, thời hạn bảo hộ tối thiểu là 25 năm kể từ khi tạo ra tác phẩm.
Cần lưu ý là trong bất kỳ trường hợp nào, thời hạn bảo hộ sẽ do luật pháp của nước công bố bảo hộ quy định. Tuy nhiên, nếu luật pháp của nước đó không có những quy định khác thì thời hạn bảo hộ sẽ không quá thời hạn được quy định ở quốc gia gốc của tác phẩm.
Những quy định trên cũng được áp dụng cho tác phẩm đồng tác giả, nhưng thời hạn bảo hộ sau khi chết được tính đến khi tác giả cuối cùng chết.
Theo Điều 2 Công ước Berne là cái thường được gọi là “các tác phẩm phái sinh” cũng được bảo hộ. Đây là các tác phẩm bắt nguồn từ các tác phẩm khác đang tồn tại. Ví dụ về các tác phẩm phái sinh bao gồm:
Lưu ý rằng trước khi cho ra đời một tác phẩm phái sinh, bạn phải tôn trọng quyền tác giả của tác phẩm gốc. Ví dụ, nếu một tác giả muốn dịch một cuốn tiểu thuyết sang một ngôn ngữ khác thì phải được sự cho phép của chủ sở hữu cuốn tiều thuyết sẽ được dịch. Dịch một tác phẩm mà không có sự cho phép của chủ sở hữu sẽ khiến dịch giả đó rơi vào tình trạng xâm phạm quyền tác giả.
Hệ thống nhân sự giàu kinh nghiệm chuyên môn về các vấn đề Nhãn hiệu và Bản quyền
Hiểu biết tốt về thực tiễn và kinh nghiệm phong phú khi làm việc với Văn phòng Nhãn hiệu và Bản quyền
Đưa ra lời khuyên có giá trị trước khi nộp đơn để tăng khả năng đăng ký nhãn hiệu và giảm rủi ro, tiết kiệm thời gian, chi phí
Kết nối trực tiếp và thông suốt với hệ thống nộp đơn và tra cứu, thanh toán. Giúp kê khai và thanh toán minh bạch và nhanh chóng
Tư vấn các chiến lược phù hợp để khắc phục phản đối kịp thời và tiết kiệm chi phí
Quản lý thời gian liên tục kịp thời và hiệu quả để thông báo về nhãn hiệu và bản quyền của khách hàng
Bạn vui lòng gửi thông tin liên hệ.
Các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn sớm nhất có thể.
Liên hệ