Định vị thương hiệu – “điểm tựa” giúp nông sản Việt “cất cánh”

  • Post category:Tin tức
You are currently viewing Định vị thương hiệu – “điểm tựa” giúp nông sản Việt “cất cánh”

Việt Nam có nhiều lợi thế về ngành hàng nông sản, tuy nhiên lại chưa phát huy được hết tiềm năng. Một trong những “điểm tựa” giúp nông sản Việt “cất cánh” vươn ra thế giới chính là việc xây dựng thương hiệu sản phẩm, thương hiệu càng mạnh, sản phẩm có giá trị càng lớn.

Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển thương hiệu nông sản

Thị phần xuất khẩu lúa gạo, cà phê, sắn… của Việt Nam luôn thuộc top đầu thế giới, tiếp đó là các mặt hàng có giá trị cao như các sản phẩm từ gỗ, thủy sản, tiêu, hạt điều, cao su, rau quả… cũng có những đóng góp lớn vào tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa và GDP nước ta.

Năm 2019, gạo ST25 đạt danh hiệu gạo ngon nhất thế giới tại Hội nghị gạo thế giới diễn ra tại Manila- Philippines. Nhờ danh hiệu gạo ngon nhất thế giới mở đường, vừa qua, gạo ST25 đã vượt qua hơn 600 tiêu chuẩn kỹ thuật thành công thâm nhập vào thị trường Nhật Bản – một thị trường được đánh giá có yêu cầu cao bậc nhất khu vực châu Á. Việc chinh phục được thị trường “khó tính” này sẽ mở ra cơ hội mới cho gạo Việt Nam tiến xa hơn, đi rộng hơn trên bàn đổ thế giới và vị thế gạo Việt Nam nói chung cũng được nâng cao.

Cùng với gạo còn có hạt điều, cà phê, các sản phẩm từ gỗ, may mặc cũng từng bước tạo dựng được vị thế riêng nhờ những nỗ lực xây dựng thương hiệu sản phẩm quốc gia thông qua các cuộc xúc tiến thương mại của các bộ, ban, ngành, địa phương.

Những vết “dằm” của thương hiệu Việt

Năm 2021, Việt Nam đánh dấu những nỗ lực vượt trội khi đưa thành công quả thanh long xuất khẩu chính ngạch sang Nhật Bản, quả xoài xuất khẩu vào Mỹ, vải thiều đi EU… Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn những vết “dằm” thương hiệu như phở, nước mắm, cà phê… đang được xuất khẩu vào thị trường quốc tế nhưng đứng dưới tên thương hiệu của quốc gia khác.

Điển hình như phở ăn liền có mặt trên kệ hàng ở siêu thị Mỹ, EU được sản xuất bởi doanh nghiệp Thái Lan, trong khi đó doanh nghiệp Việt vẫn đang loay hoay tìm hướng xây dựng thương hiệu để rồi, món ăn được xem là “quốc hồn, quốc túy” của dân tộc ta đang bị xuất khẩu dưới tên của một quốc gia khác.

Tương tự, thương hiệu nước mắm Phú Quốc, cà phê Buôn Mê Thuột và gạo ST25 của Việt Nam cũng bị các công ty nước ngoài nhanh tay đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Mới đây, trả lời phóng viên về thương hiệu nông sản Việt Nam, ông Marko Walde, Trưởng Đại diện Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam có sản phẩm nông sản đa dạng, rất ngon và khẳng định người Đức rất thích nó, song, “tôi chỉ thấy những sản phẩm nông sản của Việt Nam được nhập khẩu vào Đức dưới tên một quốc gia khác hoặc nhãn hiệu khác mà không phải Việt Nam”, ông Marko Walde nói.

Thương hiệu – “chìa khóa vàng” giúp nông sản mở cánh cửa bước ra thế giới

Thực trạng “được mùa – mất giá” không còn là vấn đề mới mà đã tồn tại trong nhiều năm. Cảnh những chuyến xe chở dưa hấu, thanh long quay đầu vì không được thông quan, rồi hoa quả giải cứu tràn ngập khắp phố là những hình ảnh buồn cho thực trạng nông sản Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề này sẽ được tháo gỡ nếu nông sản Việt được xây dựng thương hiệu, được ký kết hợp đồng tiêu thụ, được quy hoạch vùng chăn nuôi, vùng sản xuất tập trung thì những sản phẩm nông sản sẽ được sản xuất có kế hoạch, bao tiêu đầu ra.

https://investip.vn/dinh-vi-thuong-hieu-diem-tua-giup-nong-san-viet-cat-canh/
https://thuonghieu360.vn/xay-dung-thuong-hieu-quoc-gia-de-nong-san-vuon-xa/
https://thuonghieu360.vn/xay-dung-bao-ho-nhan-hieu-nang-suc-canh-tranh-cho-nong-san-viet/
https://thuonghieu360.vn/nhan-hieu-ukca-yeu-cau-bat-buoc-cua-doanh-nghiep-viet-xuat-khau-sang-anh/

Bạn đang gặp vấn đề về đăng ký Nhãn hiệu, Bản quyền

LIÊN HỆ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Nhận thông tin tư vấn về sở hữu trí tuệ chính xác, tiết kiệm thời gian và chi phí:

HOTLINE: +84911745879 hoặc EMAIL: investiphn@investip.vn

LIÊN HỆ