Luật sở hữu trí tuệ ( Intellectual Property Laws) Hoa Kỳ phần I: Thương hiệu (Trademark) – Kỳ 5

  • Post category:Tin tức

Ở kỳ 4, chúng ta đã tìm hiều về các khái niệm Certification Mark, Characters as Trademarks, Collective Mark, Color as an Element of a Mark, Color Used as Mark, Commerce that Congress may Regulate, Commissioner for Trademark, Competing and noncompeting products. Sau đây là các khái niệm tiếp theo:

Composite Mark

Là sự kết hợp của nhiều dấu hiệu, câu chữ… riêng lẻ để hình thành nên một thương hiệu. Việc bảo hộ thương hiệu cho những hàng hóa, dịch vụ được hình thành từ những composite mark có thể là bảo hộ toàn bộ hay một phần thương hiệu tùy thuộc vào việc doanh nghiệp chứng minh quyền sở hữu (sử dụng lần đầu) của mình đối với các phần hợp thành thương hiệu đó.

Concurent Registration

Là việc USPTO cấp quyền bảo hộ thương hiệu cho 2 sản phẩm, dịch vụ giống nhau. Trong thực tế, có trường hợp xảy ra là 02 doanh nghiệp đã sản xuất ra cùng 01 loại hàng hóa, cùng có nhãn hiệu giống nhau, nhưng không phải là do “copy ý tưởng” của nhau, mà chỉ do vô tình trùng lắp, do “hữu duyên” mà thôi. Lấy ví dụ như cơ sở sản xuất nước mắm ở miền Trung lấy tên cho sản phẩm nước mắm nhĩ đóng chai 0,5 lít là “Nước Mắm Nhĩ Cá Mập Cười”; đồng thời, một cơ sở sản xuất nước mắm ở Phú Quốc cũng sản xuất nước mắm nhĩ, chai 0,5 lít, và cũng đặt tên là “Nước Mắm Nhĩ Cá Mập Cười”, và 02 cơ sản này không hề biết gì về sản phẩm của nhau.

Trong những trường hợp như thế này, USPTO có thể sẽ cấp quyền bảo hộ cho cả 02 thương hiệu, miễn là các thương hiệu này phải thõa mãn tất cả các điều kiện sau:
– Cả 02 thương hiệu (nhãn mác) phải được sử dụng trong thực tế TRƯỚC khi bất cứ ai trong số 02 chủ sở hữu thương hiệu này nộp đơn xin bảo hộ đến USPTO.
– Khả năng bị nhầm lẫn giữa 02 thương hiệu là thấp vì sản phẩm được phân phối ở 02 khu vực địa lý riêng lẻ, lấy ví dụ như ở trường hợp trên, 01 sản phẩm chỉ được phân phối ở khu vực miền Tây Nam Bộ; trong khi sản phẩm kia chỉ được phân phối ởi khu vực miền Trung mà thôi.

Thông thường, trong những trường hợp như thế này, USPTO sẽ quy định rõ khu vực địa lý cho mỗi sản phẩm, dịch vụ được cấp quyền bảo hộ.

Constructive Notice of Mark under Lanham Act

Là việc một dấu hiệu đã được bảo hộ thương hiệu và USPTO xuất bản chính thức trong Sổ Đăng ký Bảo hộ Liên bang (Federal Principal Register). Một khi đã được xuất bản trên Federal Principal Register, thì mark đó sẽ được bảo hộ trên toàn lãnh thổ liên bang. Do vậy, theo luật Lanham, thì tất cả mọi người sinh sống trên lãnh thổ Mỹ được được mặc nhiên xem là họ ĐÃ BIẾT việc mark này đã được bảo hộ, cho dù họ có thật sự biết hay không. Vậy nên, những ai sử dụng mark đã đăng trên Federal Principal Register thì bị xem là vi phạm quyền bảo hộ của mark đó.

Tuy nhiên, một người vẫn có thể sử dụng mark đó mà không bị vi phạm nếu thuộc một trong hai trường hợp sau đây:
– Họ đã sử dụng mark đó trước khi người chủ kia đăng ký bảo hộ với USPTO;
– Họ sử dụng mark đó tại khu vực địa lý không thuộc lãnh thổ Mỹ, ví dụ như sử dụng ở nước khác. Mặc dù vậy, cũng cần lưu ý là, nếu những hàng hóa, dịch vụ có sử dụng mark này mà được bán vào lãnh thổ Mỹ, do người chủ bán trực tiếp, hay thông qua bên trung gian, bán theo phương thức truyền thống, hay bán hàng online, thì vẫn bị xem là vi phạm quyền bảo hộ. Thực tế hiện nay, vẫn đề toàn cầu hóa và giao thương quốc tế dễ dàng, không còn ranh giới, thì hàng hóa, dịch vụ gần như được đưa đi khắp thế giới, nên một hàng hóa, dịch vụ gần như là được đưa đi đến tất cả các quốc gia, nên việc vi phạm quyền bảo hộ thương hiệu rất dễ xảy ra, vậy nên các doanh nghiệp Việt cần lưu ý nội dung này.

Continuous Use of Mark

Là việc thương hiệu được xem “không thể tranh chấp” vì nó đã được sử dụng liên tục từ 05 năm trở lên kể từ khi được cấp quyền bảo hộ. Do vậy, nếu một dấu hiệu được xem là continuous use of mark, thì không một ai khác có thể tranh chấp đòi quyền bảo hộ được. Và thông thường là USPTO hay tòa án sẽ bác đơn khiếu nại của người khác mà không cần phải xem xét, xét xử gì cả. Vậy nên, nếu thương hiệu của mình đã sử dụng liên tục được 05 năm, thì doanh nghiệp nên gởi thông báo kèm theo chứng cứ cho USPTO biết để ghi nhận là continuous use of mark, phòng khi có sự vi phạm xảy ra.

Contributory Infringer

Là người đồng phạm trong việc vi phạm quyền bảo hộ thương hiệu của người khác. Cụ thể là một người biết hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền thương hiệu của người khác, nhưng vẫn cung cấp cho một bên thứ 3 như người bán sỉ, người bán lẻ để bán lại cho người tiêu dùng. Và như vậy bên thứ 3 này sẽ được sẽ là đồng phạm, và có thể bị khởi kiện đòi bồi thường. Người đồng phạm có thể không phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu họ ngay tình, có nghĩa là họ không thể biết việc vi phạm, ví dụ như do bên cung cấp cố tình giả tạo giấy tờ nguồn gốc xuất xứ… Tuy nhiên, nếu bên thứ 3 này có đủ diều kiện để kiểm tra việc có vi phạm quyền bảo hộ thương hiệu, như do vô ý hay cố ý không thực hiện việc kiểm tra, thì vẫn chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Ví dụ đã phát sinh trong thực tế, đó là việc vừa qua hãng bán sỉ lớn ở Mỹ là Costco đã lấy hàng từ một nhà cung cấp, và đã bán chiếc nhẫn kim cương vi phạm quyền thương hiệu của một nhà sản xuất danh tiếng khác cho khách hàng. Costco trong trường hợp này bị xem là contributory infringer vì đã vô ý không kiểm tra giấy tờ xuất xứ của chiếc nhẫn, và đã bị phạt và bồi thường hơn 19,4 triệu USD.

Vậy nên, doanh nghiệp Việt nếu kinh doanh ở Mỹ và có lấy hàng của một bên thứ 3 để phân phối lại, thì nhất thiết phải kiểm tra kỹ giấy tờ nguồn gốc xuất xứ, và việc kiểm tra này phải được lập thành văn bản và lưu trữ theo quy định.

Nguồn: https://flatworld.com.vn/luat-so-huu-tri-tue-hoa-ky-thuong-hieu-ky-5/